Nguy cơ bùng nổ chiến tranh Chiến_tranh_thế_giới_thứ_ba

Tranh chấp lãnh thổ

Trong những năm gần đây, chủ nghĩa dân tộc lại trở lại với Trung Quốc. Nhân danh là quốc gia lớn, Trung Quốc liên tục gây hấn và bành trướng sức mạnh trước Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN... buộc các nước này liên minh với Hoa KỳNga. Điều đáng chú ý là Nga đang có xu hướng ủng hộ Bắc Kinh theo kiểu "không đầy đủ" (có lẽ là do thù hận một thời giữa Liên XôTrung Quốc vẫn chưa tan) khi Nga ủng hộ Trung Quốc kiểu "nói một đằng làm một nẻo", đặc biệt khi vừa qua Nga đã tổ chức tập trận quy mô lớn ở vùng Viễn Đông Nga. Trong tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc cũng tìm mọi cách khẳng định lịch sử và còn bị cáo buộc là "xâm lược kiểu mới". Theo các nhà chính trị học, việc Trung Quốc giở trò như vậy là do chủ nghĩa bành trướng đã tồn tại trong tư tưởng người Trung Quốc từ hơn 5,000 năm qua. Thêm nữa, việc Trung Quốc gần đây liên tục tăng cường sử dụng "biện pháp thực dân mới": dùng văn hóa, cộng đồng người Hoa hải ngoại, bài xích các dân tộc khác, tăng cường di dân... Đây là những động thái đang đe dọa nền hòa bình thế giới. Từ năm 2001, Hoa Kỳ đã cảnh báo sau này Trung Quốc "sẽ là hiểm họa mới của thế giới tự do". Trung Quốc bác bỏ điều này và quy lỗi cho Hoa Kỳ là "kích động thế giới chống Trung Quốc" nhưng không có bằng chứng cụ thể. Hiện tại, tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải liên miên giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng như Ấn Độ, Kazakhstan, Nga, Philippines, Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam, Tajikistan, Mông Cổ, bên cạnh đó là mối quan hệ phức tạp và căng thẳng giữa Trung Quốc đại lục với Đài Loan, cũng như tình hình trên bán đảo Triều Tiên cũng chứa đựng nhiều nguy cơ xung đột. Những diễn biến đó đang đe dọa phần nào cho hòa bình của thế giới.

Vũ khí hạt nhân

Tình trạng vũ khí hạt nhân rải rác ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênIran đang là vấn đề gây căng thẳng quy mô quốc tế. Xung đột giữa 2 nước này với thế giới gia tăng khi 2 quốc gia này từ chối hợp tác về vấn đề vũ khí hạt nhân, gây khó khăn cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA. Iran tuyên bố "sản xuất điện hạt nhân vì mục đích hòa bình", trong khi Triều Tiên coi vũ khí hạt nhân là cách để đối phó với Đế quốc Mỹ. Năm 2006, Tổng thống George Walker Bush đã đưa IranTriều Tiên vào "trục ma quỷ" vì thái độ bất hợp tác của 2 quốc gia này.

Xung đột Trung Đông, Bắc Phi

Kể từ khi Israel ra đời năm 1947, Israel đã liên tục gây chiến và giành thắng lợi mọi mặt. Từ đó, quan hệ giữa Israel với thế giới Hồi giáo luôn bị căng thẳng. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, nội chiến Syria đã tác động không nhỏ tới Israel, khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad cáo buộc Israel đã điên cuồng không kích Syria liên tục. Israel bác bỏ và cảnh báo sẽ "hủy diệt quân đội cầm quyền Syria". Thêm vào đó, trong quan hệ giữa Israel với Iran, 2 nước này luôn căng thẳng khi đều đe dọa sẽ "hủy diệt" lẫn nhau, đặc biệt là vào thời Tổng thống Mahmud Ahmadinezhad cầm quyền. Sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (IS) gây chấn động cho cả thế giới, thu hút sự quan tâm không nhỏ của những học giả Hồi giáo và các nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự ở mọi quốc gia thông qua tầm ảnh hưởng của giới truyền thôngbáo chí. Trong khi đó, các nước Ả Rập lại đang rơi vào vòng xoáy chiến tranh không hồi kết, đặc biệt là Ai Cập, khi chính phủ dân sự không được thành lập do các cuộc bạo loạn thường xuyên của dân chúng, và trở nên tệ hại khi Tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ bởi quân đội cầm quyền. Cuộc nổi dậy của phong trào HouthisYemen đã khiến quốc gia Tây Á này rơi vào cảnh khánh kiệt, chìm trong khói lửa chiến tranh liên miên không dứt. Tương tự như ở Yemen, tình hình Libya thời hậu Muammar al-Gaddafi cũng biến đất nước này trở thành một vùng đất vô chính phủ và chìm trong hỗn loạn chưa thấy hồi kết. Các phiến quân Al-QaedaBoko Haram đang đóng cứ ở Algérie, Nigeria thì liên tiếp tìm cách gây chiến và đe dọa tới Maliphương Tây. Ở Kavkaz, quan hệ giữa Nga với Gruzia đã chìm vào căng thẳng khi Nga cáo buộc Gruzia "hậu thuẫn cho phiến quân Hồi giáo Chechnya". Chính phủ của Mikheil Saakashvili đã bác bỏ cáo buộc, nhưng sau khi Bidzina Ivanishvili cầm quyền, ông đã quyết định truy tố Saakashvili vì tội "hậu thuẫn cho phiến quân Hồi giáo Chechnya". Trong khi đó, tình trạng bạo lựcAfghanistan, Iraq đang có nguy cơ lan rộng ra Pakistan, Trung Á, khu vực Tân CươngẤn Độ.

Mỹ Latinh

Được xem như là một vùng đất ít chịu ảnh hưởng của bạo lực, song xung đột giữa các hệ thống chủ nghĩa cầm quyền lại gia tăng. Nhiều nước Mỹ Latinh, đi đầu là Venezuela, đã thực hiện chính sách thân Nga và gọi Hoa Kỳ là "tân đế quốc", nhưng những nước khác như Colombia, México thì không đồng tình với Venezuela, trong khi Brasil, Argentina, Chile, Peru, Panama, Guatemala, El Salvador, Ecuador thì lại có xu thế bài Trung Quốc mạnh mẽ, một điều mà Venezuela không nhắc đến. Hoa Kỳ liên tục cảnh báo sẽ trừng phạt Venezuela nếu nước này không bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, trong khi phương Tây tỏ ra dè dặt về Mỹ Latinh...